Viết thư từ chối nhận việc cho phía nhà tuyển dụng sao cho tinh tế nhất? Nếu bạn đang băn khoăn không biết viết thư phản hồi lại nhà tuyển dụng như thế nào thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của daihoituyendung.com.vn để có thể hoàn thiện nhé.
Có nên viết thư từ chối nhận việc không?
Vì một vài lý do mà ứng viên không muốn làm việc tại vị trí đã ứng tuyển đó nữa dù đã được thông qua vòng phỏng vấn. Không ít bạn chọn cách im lặng ngầm từ chối phía công ty nhưng đây là một cách làm không nên. Điều ấy thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bạn cũng như gây mất thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Có thể bạn sẽ không làm việc tại công ty thời điểm bây giờ nhưng biết đâu một thời điểm nào đó bạn quay lại hay là đối tác của công ty đã ứng tuyển thì thật là khó xử.
Lời khuyên tốt nhất cho trường hợp chính là ứng viên nên soạn thư từ chối nhận việc gửi cho nhà tuyển dụng. Việc này không chỉ giúp công ty có thời gian tìm kiếm ứng viên mới mà cũng giúp bạn không cần băn khoăn chuyện tương lai. Đồng thời nên bày tỏ sự biết ơn khi công ty đã cho bạn một cơ hội thử sức dù bạn không chọn làm việc nơi đây.
Ngoài ra, ứng viên cần chú ý đến thời điểm gửi thư từ chối nhận việc. Trước khi đó, bạn hãy suy xét kỹ trước những cơ hội và rủi ro khi đưa ra quyết định để tránh hối hận. Nếu đã “trót” lỡ ký hợp đồng mà có ý định xin nghỉ, ứng viên cần đọc lại hợp đồng để không phải gặp rắc rối trong vấn đề pháp lý.
Cách viết thư từ chối nhận việc một cách tinh tế nhất
Bất kỳ một chiếc email nào cũng cần có đủ cấu trúc bao gồm tiêu đề và nội dung email. Tuy nhiên mỗi một chủ đề sẽ có cách diễn đạt và những lưu ý riêng, đối với thư từ chối nhận việc ứng viên cần chú ý đến những vấn đề sau:
Tiêu đề email
Một tiêu đề email ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn bao hàm hàm được nội dung truyền tải. Đây được coi là phần quan trọng nhất bởi tiêu đề là thứ đầu tiên hiện trước mắt người nhận thư. Tiêu đề không nên trực tiếp bằng cụm từ “THƯ TỪ CHỐI NHẬN VIỆC”, viết như vậy thể hiện sự kém tinh tế và chuyên nghiệp mà thay vào đó bạn chỉ cần ghi [HỌ VÀ TÊN] _ [VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN].
Nội dung email
- Phần mở đầu: Sau khi “Kính gửi” nhà tuyển dụng bạn cần giới thiệu sơ lược lại bản thân của mình để phía công ty biết bạn là ai thuận tiện cho việc tra cứu hồ sơ và tránh bị nhầm sang ứng viên khác
- Phần nội dung: Bạn cần đề cập đến mục đích chính của bức thư từ chối nhận việc. Không nên viết dài dòng, lan man mà chỉ nên viết đủ ý chính. Đưa ra các lý do chính đáng để nhà tuyển dụng không đánh giá bạn là người thiếu trách nhiệm. Đừng quên bày tỏ lòng biết ơn với phía công ty đã cho bạn một cơ hội thứ sức và giành thời gian phỏng vấn bạn. Bên cạnh đó, ứng viên nên bày tỏ cơ hội hợp tác trong tương lai nếu có cơ hội.
- Phần kết: Gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng một lần nữa và bày tỏ thiện ý hợp tác trong tương lai nếu có cơ hội. Bạn cũng đừng quên ký tên nhé.
Tổng hợp 4 mẫu thư từ chối nhận việc chuyên nghiệp nhất
Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân thường thấy của ứng viên khi viết thư từ chối nhận việc, chúng tôi đã tổng hợp ra 4 mẫu thư mà ứng viên có thể tham khảo như sau:
Cách viết thư từ chối do đã nhận việc khác
Nếu sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ứng viên quyết định chọn offer khác phù hợp với bản thân hơn thì đừng quên gửi email cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội phỏng vấn và đánh giá năng lực của mình. Đây là cách để ứng viên thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự và tôn trọng nhà tuyển dụng.
>>> Đừng bỏ qua: Bật mí những lá đơn xin nghỉ việc hay nhất
Cách viết thư từ chối do công việc không hợp
Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, ứng viên nhận thấy rằng công việc này không phải là điều mình hướng tới hay cảm thấy mình không đủ khả năng đảm nhận thì có thể viết thư gửi cho phía công ty. Ứng viên bày tỏ chân thật suy nghĩ của mình nhưng cũng nên chú ý ngôn từ khéo léo, lịch sự không gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Cách viết thư từ chối do lương thấp
Với trường hợp deal lương giữa bạn và công ty, nếu đã đàm phán nhưng cả hai phía vẫn không tìm được tiếng nói chung bạn có thể viết thư từ chối nhận việc. Bên trong thư vẫn cần phải đảm bảo cấu trúc như trên và thái độ ứng viên không nên gắt gao hay khó chịu.
>>> Đừng bỏ qua: [Mới nhất] Hồ sơ xin việc gồm những gì 2024?
Cách viết thư từ chối do không hợp văn hóa công ty
Một yếu tố quan trọng khi tìm kiếm việc làm là văn hóa của công ty mà bạn muốn làm việc. Nếu bạn cảm thấy không hòa hợp với những người và mục tiêu của công ty, bạn sẽ khó có thể phát huy được khả năng của mình. Do đó, khi nhận được lời đề nghị làm việc, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đồng ý.
Nếu bạn quyết định từ chối lời đề nghị, bạn nên viết một thư từ chối lịch sự và tôn trọng. Bạn không nên dùng những từ ngữ mang tính phê phán hay chỉ trích công ty. Bạn chỉ cần nói rằng công việc không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Sau đây là một ví dụ về thư từ chối chuyên nghiệp và khéo léo.
Kết luận
Viết thư từ chối nhận việc sao cho tinh tế nhất không phải là một vấn đề dễ dàng. Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn các mẫu thư từ chối nhận việc thường gặp. Chúc công việc của bạn thuận lợi và suôn sẻ nhé.